Thị trường bánh Trung thu làm gì để thu hút người tiêu dùng trẻ châu Á?

Thị trường bánh Trung thu làm gì để thu hút người tiêu dùng trẻ châu Á?

Các thương hiệu bánh Trung thu – món bánh truyền thống chứa rất nhiều đường và chất béo – đang nghiên cứu và sáng tạo thêm nhiều hương vị mới lành mạnh hơn để phục vụ các khách hàng trẻ tuổi…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bánh Trung thu là món ăn truyền thống đặc trưng gắn liền với ngày rằm tháng Tám âm lịch của nhiều quốc gia châu Á. Ngay từ tháng 5, các nhà cung cấp đã rục rịch chuẩn bị cho mùa bánh trung thu năm nay, vì các khách hàng sẽ đặt bánh ngay từ tháng 7. Thông thường, nhân bánh trung thu truyền thống là thập cẩm, đậu đỏ hoặc hạt sen, nhưng hàm lượng đường trong các loại bánh này đang ở mức khá cao.

NHỮNG LỰA CHỌN MỚI

Theo Hội đồng Thúc đẩy Sức khỏe Singapore, một chiếc bánh nướng có bốn lòng đỏ trứng chứa tới 975 calo và 46 gram đường, tương đương với nửa lượng calo khuyến nghị nạp hàng ngày cho người trưởng thành.

Trong một báo cáo của Trung tâm An toàn Thực phẩm (CFS) thuộc Sở Thực phẩm và Vệ sinh Môi trường Đặc khu Hành chính Hồng Kông năm 2023, điều tra từ dự án giám sát thực phẩm theo mùa đã tiết lộ một số phát hiện đáng chú ý về bánh trung thu. Dù không có kết quả phân tích đáng lo ngại, CFS vẫn khuyến cáo người dân hạn chế tiêu thụ quá nhiều bánh trung thu truyền thống vì chúng chứa hàm lượng đường và chất béo cao.

Để duy trì một chế độ ăn cân đối, Trung tâm khuyên mọi người nên kết hợp bánh trung thu với nước lọc hoặc trà thay vì tiêu thụ một lượng lớn bánh một cách không kiểm soát. Đây là một cỗ thông điệp quan trọng về việc lựa chọn và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong mùa lễ hội năm nay.

Đọc thêm:  Thị trường bánh Trung thu cũng cần “kích cầu tiêu dùng”

Đó chính là lý do ngày càng có nhiều cửa hàng bánh trung thu đưa ra các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn. Theo công ty tư vấn Trung Quốc iiMedia, “nhóm người từ 25 đến 40 tuổi có nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với các lựa chọn lành mạnh”. Nhằm thu hút thế hệ Millennials và Gen Z trẻ tuổi quan tâm nhiều đến sức khỏe và vóc dáng, nhiều doanh nghiệp địa phương đang đổi mới để cung cấp các loại bánh trung thu cho phép người tiêu dùng không cần quá lo lắng về lượng đường và calo.

Ngày càng có nhiều cửa hàng bánh trung thu đưa ra các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn.
Ngày càng có nhiều cửa hàng bánh trung thu đưa ra các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn.

Một nhà sản xuất thực phẩm ở thành phố phía Nam Phật Sơn (Trung Quốc) cung cấp các loại bánh trung thu đầy màu sắc: đỏ, vàng và xanh lá cây được làm từ bơ và táo. Các loại bánh ngọt ít béo này còn có thiết kế với những thông điệp lạc quan, được cho là nhắm đến khách hàng trẻ tuổi. “Những người trẻ tuổi hiện chưa phải là khách hàng lớn của chúng tôi, vì vậy chúng tôi cần nỗ lực phát triển các sản phẩm mới”, đại diện của công ty chia sẻ.

Công ty Green Common của Hồng Kông thì đang giới thiệu sản phẩm bánh trung thu thuần chay với nhân sữa trứng pha với sữa thực vật và bột hạt lanh. Pure Vegan, một doanh nghiệp đến từ Quảng Đông, Trung Quốc, đã ra mắt dòng bánh không chứa gluten với lớp vỏ bánh được làm từ đậu xanh và đậu thận trắng, mang lại cảm giác và hương vị gợi nhớ đến bánh trung thu Quảng Đông truyền thống. Bánh trung thu thuần chay của hãng sử dụng quả vả tây với hồ trăn và yến mạch, cùng với các loại hạt hỗn hợp với việt quất và khoai lang tím.

Nhiều cửa hàng bánh trung thu khác đã tham gia các hội chợ thương mại để giới thiệu các sản phẩm và nguyên liệu mới nhất của họ nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Dữ liệu đã cho thấy rằng hơn 90% người tiêu dùng đang thể hiện sự hứng thú với các loại bánh trung thu có yếu tố lành mạnh. Theo Food Ingredients First, các đơn hàng xuất khẩu bánh trung thu lành mạnh đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trong năm năm qua, mở ra sự hiện diện rộng lớn hơn trên thị trường toàn cầu.

Thị trường bánh Trung thu làm gì để thu hút người tiêu dùng trẻ châu Á? - Ảnh 1

THỊ TRƯỜNG BÁNH TRUNG THU VẪN PHÁT TRIỂN MẠNH

Thị trường bánh Trung thu toàn cầu đã được định giá 2232 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 2801.5 triệu USD vào cuối năm 2027, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) đạt 3,3% trong giai đoạn 2021-2027, theo Intellect Insights Journal. CAGR của thị trường này dự kiến sẽ đạt 4,62% trong tương lai, và dự báo sẽ đạt tổng giá trị lên đến 3144,34 triệu USD.

Đọc thêm:  Bánh Trung thu khách sạn Sheraton Saigon ra mắt bộ sưu tập 2022 - Nhìn lại
Thị trường bánh Trung thu vẫn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại Trung Quốc.
Thị trường bánh Trung thu vẫn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, doanh số bán hàng đã tăng 11% vào năm 2023, đạt mức 27,1 tỷ Nhân dân tệ, tương ứng 3,74 tỷ USD, theo báo cáo từ iiMedia. Bánh Trung thu truyền thống với nhân đậu đỏ, hạt sen, thịt lợn nướng, các loại hạt và trứng muối là các vị bánh được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, báo cáo cho biết. Trong khi đó, các hương vị kiểu mới và lành mạnh, thuần chay cũng được người tiêu dùng đón nhận, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các nhà sản xuất.

Cũng theo iiMedia, do các hương vị ngày càng đa dạng, nhu cầu tặng bánh trung thu vào ngày rằm tháng 8 ngày càng tăng và sự mở rộng các kênh bán hàng như nền tảng livestream, thị trường hộp đựng bánh trung thu dự kiến đạt 24,7 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Tuy nhiên, thị trường phát triển cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng mua sắm quá mức đối với bánh Trung thu được dùng làm quà tặng. Các nhà sản xuất cạnh tranh nhau về thiết kế hộp bánh, và hộp đựng ngày càng cầu kỳ xa hoa cho đến năm 2022, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã ban hành quy định cấm bao bì có giá thành vượt quá 15% giá bánh trung thu đối với các sản phẩm có giá trên 100 nhân dân tệ.

Theo khảo sát của iiMedia Research, hộp bánh Trung thu được thiết kế theo phong cách Trung Quốc truyền thống, sang trọng là lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng, chiếm 38,4%, tiếp theo là kiểu dáng đơn giản, hiện đại chiếm 34,1%.

Thị trường bánh Trung thu làm gì để thu hút người tiêu dùng trẻ châu Á? - Ảnh 2

Năm nay, làn sóng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh đang thể hiện rõ nét trong các xu hướng tiêu dùng bánh Trung thu. Bên cạnh việc chú trọng đến kiểu dáng bao bì, người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Z, còn “soi” kỹ lưỡng thành phần nguyên liệu trong từng loại bánh.

Đọc thêm:  Doanh nghiệp chuẩn bị bánh Trung thu cao cấp gửi tặng nhân viên từ sớm

Nhiều nhà sản xuất đã chủ động cam kết sử dụng mật ong thay vì đường tinh luyện để tạo ngọt cho bánh Trung thu. Thay vì bột mì thông thường, các loại bánh “healthy” được chế biến từ bột mì nguyên cám giàu chất xơ. Các nhà sản xuất cũng đang chuyển hướng sang sử dụng màu tự nhiên từ rau, củ, quả thay vì chất tạo màu công nghiệp.

Về hương vị, các loại bánh Trung thu mới không còn vị ngọt gắt như truyền thống mà có hương vị nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Đặc biệt, phù hợp với xu hướng ăn uống lành mạnh, các sản phẩm bánh Trung thu kiểu keto, eatclean cũng đang nổi lên như một thị trường tiềm năng. Những loại bánh này được chế biến từ các nguyên liệu như bột hạnh nhân, bột dừa, đường ăn kiêng, giàu protein nhưng không chứa tinh bột.

Sự chuyển biến trong xu hướng tiêu dùng bánh Trung thu năm nay phản ánh rõ nét nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về các sản phẩm đảm bảo sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với lối sống lành mạnh. Đây là cơ hội để các nhà sản xuất bánh Trung thu sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được những mong muốn đang ngày càng phổ biến của người tiêu dùng.

Ngoài bánh keto hay lowcarb, người tiêu dùng còn biết đến những dòng bánh được cho là sử dụng các loại nguyên liệu cao cấp thay thế, ít các chất gây hại như bột nguyên cám, bột mỳ đen thay thế bột mỳ thông thường, mật ong thay cho đường tinh luyện, các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia thay thế cho ngũ cốc thông thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá của những loại bánh Trung thu lành mạnh thường cao gấp mấy lần các loại bánh thông thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 090 151 9091(Zalo)
Inbox fanpage